Giải pháp đo và phân tích độ rung IFM trong bảo trì dự báo máy móc công nghiệp

Posted on Posted in Tin tức kỹ thuật

Phân tích độ rung công nghiệp là một phương pháp đo lường được dùng để xác định, tiên đoán, và ngăn ngừa hư hỏng đối với máy móc có bộ phận chuyển động xoay. Thực hiện phân tích độ rung của máy móc sẽ cải thiện được độ tin cậy của máy móc và dẫn đến hiệu quả máy móc cao hơn và giảm thiểu hư hỏng về điện hay cơ khí. Chương trình phân tích rung động được dùng khắp nơi trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp để phát hiện lỗi trong máy, lên kế hoạch sửa chữa máy móc, và giữ cho máy móc chạy đúng chức năng, không hư hỏng trong thời gian lâu nhất.

Máy móc điển hình có thể áp dụng giải pháp đo rung  bao gồm: động cơ (mô tơ), vòng bi, bạc đạn, máy bơm, quạt, hộp số, máy nén khí, tua-bin, băng tải, trục lăn, đầu máy, và các thiết bị máy có các thành phần xoay tròn.

Các bộ phận quay tròn của các máy này tạo ra các rung động với một cường độ cụ thể, mà các cường độ đó cho biết tình trạng hoạt động của các thành phần xoay đó. Biên độ của sự rung động biểu thị tình trạng vận hành hay chất lượng của máy. Sự gia tăng biên độ rung động là kết quả trực tiếp của việc hư hỏng các thiết bị xoay như trục hoặc hộp số. Dựa trên vận tốc của máy, cường độ xoay có thể được tính toán và so sánh với thiết bị đo để xác định tình trạng hư hỏng.
Cảm biến đo rung công nghiệp:

Việc phân tích độ rung của máy yêu cầu sự đo lường và phân tích các máy có thiết bị xoay bằng việc sử dụng các thiết bị cảm ứng rung khác nhau (dụng cụ đo gia tốc, bộ chuyển đổi tốc độ, hoặc máy dò dịch chuyển). Thiết bị cảm ứng thông thường nhất được dùng trong công nghiệp là thiết bị đo gia tốc.

Thiết bị đo gia tốc được gắn vào máy bởi chốt cố định hay nam châm di động để giữ thiết bị cố định. Chúng sẽ đo các rung động của máy và cấp tỉ lệ tương ứng về dòng hay điện áp đối với các rung động đó và tương ứng với mức của hằng số “g” (đơn vị đo của lực hấp dẫn). Tín hiệu này cũng có thể được kết hợp để cung cấp một vận tốc phù hợp (inch/giây hoặc mm/giây).

Việc chọn đúng thiết bị đo gia tốc, dây cáp, đầu nối, và phương pháp lắp đặt cho từng ứng dụng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp đưa ra việc đo lường có chất lượng và cung cấp dữ liệu rung động chính xác cho việc xác định các hư hỏng trong máy.

Quy trình cho đánh giá lựa chọn hệ thống đo rung :

1. Chọn máy ưu tiên

Trong một nhà máy sản xuất, có rất nhiều máy móc nên xem xét máy nào là quan trọng để ưu tiên kiểm tra và đo lường chúng một cách thường xuyên. Điều kiện kiểm soát lý tưởng nhất là kiểm tra chúng vào mỗi tuần, nếu không có thời gian các thiết bị quan trọng này nên được kiểm tra một lần mỗi tháng

2. Chuẩn bị máy đo rung

Dĩ nhiên rồi, không có máy đo độ rung thì không thể nào thực hiện một phép đo rung. Máy đo rung có nhiều dạng khác nhau dạng cơ bản nhất bạn có thể tham khảo ở phần dưới đây

-Phần thân thiết bị

-Cảm biến gia tốc

-Cáp nối giữa thân và cảm biến

3. Chọn điểm đo lường

Điểm đo lường là vị trí trên máy (thường là vỏ ổ trục) nơi đặt cảm biến rung là nơi bạn sẽ thực hiện phép đo. Vị trí đo phải cho phép bạn thực hiện các phép đo lặp lại và trong một điều kiện như nhau

Thông thường trên máy sẽ đo từ 3 – 6 điểm tùy thuộc vào kích thước của động cơ

Làm thế nào để chuẩn bị điểm đo chính xác?

Để đo được các phép đo chất lượng và lặp lại, bạn nên chuẩn bị sẵn điểm đo của mình trên vỏ ổ trục. Cách tốt nhất để phép đạt được độ chính xác cao nhất đó chính là chuẩn bị một miếng đo. Một miếng đo sẽ có bề mặt phẳng, được làm bằng thép không rỉ và có từ tính tốt hoặc kết nối bằng một loại keo đặc biệt. (có đặc tính kim loại khi khô) đảm bảo truyền dẫn tốt. Thông thường các cảm biến đo độ rung hiện nay được trên bị một bề mặt với từ tính mạnh nên bạn chỉ cần chuẩn bị một bề mặt phẳng là tốt cho phép đo

4.Theo dõi xung hướng rung động

Xu hướng ổn định

Xu hướng độ rung ổn định

Nếu kết quả đo lường của bạn giống trong hình, chúc mừng bạn! Thiết bị của bạn đang hoạt động ổn định, bạn có thể an tâm rằng nó đang hoạt động ở hiệu suất cao nhất

Chú ý: Ngay cả khi thiết bị đang hoạt động ổn định không có nghĩa là nó sẽ không bị hỏng hóc bất ngờ do một số lỗi đến từ nhà sản xuất hoặc các tác nhân bên ngoài

Xu hướng không ổn định – độ rung tăng dần

Nếu kết quả đo gia tốc hoặc vận tốc của bạn có độ thị dạng tăng như trong hình hãy xem xét hai yếu tố sau

– Nếu vận tốc tăng: Như chúng ta đã biết các lỗi liên quan đến vận tốc là các lỗi cơ học như mất cân bằng, lệch trục hoặc lỏng chi tiết. Hãy tìm cách điều chỉnh những lỗi này
– Nếu gia tốc tăng: Đó là lỗi liên quan đến vòng bị, mỡ ở trục. Bôi mỡ và kiểm tra ổ trục thường xuyên hơn, nếu thông số vẫn tăng hãy đổi ổ trục mới

Xu hướng độ rung tăng

 

Báo cáo kết quả giám sát nhiều thiết bị