Nhưng lưu ý khi lựa chọn biến tần
Biến tần (Inverter, Drive) là một thiết bị điện tử được ứng dụng để điều khiển tốc độ quay và dòng điện của động cơ điện. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách điều chỉnh tần số và điện áp đầu vào đến động cơ. Ứng dụng chính của biến tần là trong việc điều khiển động cơ điện ba pha, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng.
1.Lựa chọn biến tần dựa vào thông số động cơ:
Chọn biến tần cần phù hợp với loại động cơ và công suất động cơ, do đó bạn cần tìm hiểu loại động cơ mình cần lắp biến tần là động cơ gì, đồng bộ hay không đồng bộ, 1 pha hay 3 pha, DC hay AC, điện áp bao nhiêu… để chọn biến tần phù hợp.
Trước tiên cần lựa chọn công suất biến tần phải chọn tương đương hoặc lớn hơn công suất động cơ.
2.Lựa chọn theo điện áp, để có loại biến tần phù hợp:
*Động cơ 3 pha 220/ 380V được đấu hình tam giác để sử dụng nguồn 3 pha 220V thì cũng có thể dùng môj trong 2 loại biến tần : Nếu có nguồn cấp vào 3 pha 220V thì hãy chọn biến tần vào 3 pha 220V và ra 3 pha 220V. Nếu chỉ có nguồn điện 1 pha thì nên chọn biến tần vào 1 pha 220V và ra 3 pha 220V.
*Động cơ 3 pha 220/ 380V được đấu nối hình sao để sử dụng nguồn điện 3 pha 380V có thể dùng biến tần vào 3 pha vào 380V và ra 3 pha 380V.
*Động cơ 3 pha 380/ 660V được đấu tam giác để sử dụng nguồn điện 3 pha 380V thì dùng biến tần vào 3 pha 380V và ra 3 pha 380V.
3.Cách chọn biến tần căn cứ vào loại tải
Lựa chọn biến tần theo tải là một quá trình quan trọng. Đầu tiên và quan trọng nhất là phải xác định loại tải của máy móc, bao gồm tải nhẹ, tải nặng hoặc tải trung bình. Đồng thời, cũng cần xem xét chế độ vận hành của máy móc, liệu nó hoạt động trong thời gian ngắn hay dài hạn, và liệu hoạt động liên tục hay không liên tục.
*Máy biến tần tải nhẹ: Với các ứng dụng như bơm, quạt thì chúng ta chọn dòng máy biến tần tải nhẹ.
*Máy biến tần tải trung bình: Dùng cho các loại máy ly tâm, máy công cụ, băng tải, bơm áp lực,… .
*Máy biến tần tải nặng: Dùng cho các loại máy nén, cẩu trục, nâng hạ, máy ép,…
4. Chọn biến tần dựa vào đặc điểm vận hành
*Chế độ vận hành ngắn hạn: Chọn các biến tần để điều khiển động cơ tăng tốc, giảm tốc, đảo chiều quay liên tục, chạy, dừng,… đòi hỏi các biến tần có khả năng chịu được quá tải cao. Các bạn có thể lắp thêm điện trở xả để có thể bảo vệ được biến tần khỏi bị cháy.
*Chế độ vận hành dài hạn: Dành cho những động cơ thường đạt tốc độ ổn định trong thời gian tương đối dài sau khi đã khởi động, chẳng hạn như quạt, bơm, băng tải,…
Dựa trên những thông tin này, bạn có thể chọn lựa loại biến tần phù hợp nhất với yêu cầu cụ thể của tải. Việc này giúp đảm bảo rằng biến tần được tích hợp một cách hiệu quả, tối ưu hóa hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống, đồng thời giảm thiểu rủi ro sự cố và bảo dưỡng
5.Cách chọn biến tần dựa vào các dòng biến tần chuyên dụng
Nhiều thương hiệu chế tạo các dòng biến tần chuyên dụng thường chỉ dùng cho 1 loại ứng dụng, chẳng hạn như quạt, máy làm nhang hay thang máy. Loại biến tần này có đặc điểm dễ thấy là được tối ưu cả về tính năng và giá thành so với việc chọn sử dụng các biến tần đa năng.
Khi lựa chọn biến tần, quan trọng nhất là phải xác định rõ ứng dụng cụ thể của bạn. Bạn cần biết tốc độ động cơ là bao nhiêu, liệu có yêu cầu tính năng điều khiển cao cấp đặc biệt nào không, và liệu có yêu cầu tính đồng bộ hệ thống hay không. Bạn cũng cần xác định chuẩn truyền thông cần thiết và môi trường làm việc có những đặc điểm nào cần lưu ý như độ ẩm, nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn, nguy cơ cháy nổ, và những điều kiện khác.
Tham khảo lựa chọn các loại Biến tần AC Nidec Control Techniques S100