Cảm biến tiệm cận IFM: một số ứng dụng cơ bản trong tự động hóa

Posted on Posted in Tin tức kỹ thuật
IFM là thương hiệu cảm biến và thiết bị điện công nghiệp nổi tiếng của Đức, giữ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa trên trên thế giới cũng như tại thị trường Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất ô tô xe máy, điện tử, công nghiệp thực phẩm, chế biến thép, năng lượng…
Với cảm biến, IFM chia ra nhiều loại tùy thuộc vào đặc tính kỹ thuật cơ bản như: Cảm biến từ, cảm biến điện dung, cảm biến quang điện, cảm biến sợi quang, cảm biến laser, cảm biến áp suất,  lưu lượng, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến rung, cảm biến mức chất lỏng, cảm biến tốc độ vòng quay…
Cho ứng dụng cảm biến tiệm cận công nghiệp của  IFM có tới hơn 500 mã hàng khác nhau; chia làm 2 dòng sản phẩm cơ bản:
1. Cảm biến tiệm cận điện cảm/cảm biến từ (Inductive Sensor): phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện từ, dùng cho các ứng dụng phát hiện vật bằng kim loại (mang từ tính).
2. Cảm biến tiệm cận điện dung (Capacitive Sensor): phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện. Loại cảm biến này  này có thể phát hiện mọi loại vật liệu.
Cảm biến IFM; có độ nhận biết chính xác cao ngay cả trong môi trường khắc nghiệt (ví dụ: môi trường ngoài trời, nhiệt độ cao hoặc môi trường dầu mỡ, dễ cháy nổ…),
Một số ứng dụng cơ bản của cảm biến tiệm cận IFM trong tự động hóa sản xuất công nghiệp
1. Cảm biến tiền cận từ:
     Xác định vị trí sản phẩm trên băng tải  Đếm ốc trên bộ cấp liệu
 Xác định sản phẩn vào vị trí hàn Phát hiện vị trí chiết rót chai
  Đo chiều cao ốc vắt vít  Điều khiển máy đột
 Phát hiện tình trạng đóng nắp hộp  Nhận biết hình dạng lỗi sản phẩm

1. Ứng dụng của Cảm biến tiệm cận điện dung:

  Xác định mức chất lỏng trong chai  Phát hiện sữa đóng trong hộp giấy
 Phát hiện có /không đóng nắp chai  Phát hiện vết đứt màng film