RFID: Nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Posted on Posted in Tin tức kỹ thuật

Công nghệ RFID là một trong những ứng dụng giúp cho việc quản lý của bạn trở nên đơn giản hơn. Trong các thiết bị quét mã vạch hoặc máy in mã vạch hiện nay cũng đang được tích hợp công nghệ quét mã RFID hoặc in được RFID. Vậy RFID là gì? Nguyên lý hoạt động và những ứng dụng của nó ra sao? Đây chắc chắn còn là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay sau đây !

RFID là gì?

RFID là chữ viết tắt của từ Radio Frequency Identification. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Hiểu một cách đơn giản thì hai thiết bị phát ra sóng điện từ, có cùng một tần số khi gặp nhau có thể nhận dạng được nhau. Tần số 125Khz và 900Khz là hai tần số thường được sử dụng trong RFID mà chúng ta có thể gặp.

Thiết bị RFID được cấu tạo từ 2 thành phần chính là: thiết bị phát mã đã được gắn chip và thiết bị để đọc. Thiết bị phát mã sẽ được gắn vào vật cần được nhận dạng còn thiết bị đọc sẽ được gắn anten giúp thu phát sóng điện tử. Thiết bị RFID khác nhau sẽ có mã số khác nhau và không bị trùng lặp. Khi hai thiết bị gặp nhau, tần số trùng khớp thì sẽ nhận dạng được nhau.

Nguyên lý hoạt động của RFID

Công nghệ RFID hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản, đó là: Thiết bị RFID đọc được đặt cố định ở một vị trí. Chúng sẽ phát ra sóng vô tuyến điện ở một tần số nhất định để phát hiện thiết bị phát xung quanh đó.

Khi RFID phát đi vào vùng sóng vô tuyến điện mà RFID đọc phát ra, hai bên sẽ cảm nhận được nhau. RFID phát sẽ nhận sóng điện tử, thu nhận và phát lại cho RFID đọc về mã số của mình. Nhờ vậy mà RFID đọc biết được thiết bị RFID phát nào đang nằm trong vùng hoạt động.

Bên trong thẻ chip của công nghệ RFID chứa các mã nhận dạng. Đối với thẻ 32bit có thể chứa tới 4 tỷ mã số. Khi sản xuất, mỗi một thẻ chip RFID sẽ được gắn 1 mã số hoàn toàn khác nhau. Điều này sẽ giúp cho RFID đọc nhận dạng chính xác mà không bị nhầm lẫn. Chính nhờ điều này giúp cho các thiết bị đã được gắn RFID mang lại độ an toàn, tính bảo mật cao.

Những ứng dụng công nghệ RFID được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Có thể kế đến các ví dụ sau đây:

RFID trong quản lý hàng hóa trong nghiệp vụ hậu cần và tồn kho

Công nghệ RFID được ứng dụng trong việc chống trộm hàng hóa tại cửa hàng, siêu thị. Nếu thường xuyên đi mua hàng tại siêu thị hoặc các cửa hàng như quần áo, giày dép.. bạn sẽ thấy ở ngoài cửa có hai thanh dựng đứng. Đó chính là thiết bị RFID đọc. Còn RFID phát sẽ được gắn ở hàng hóa thông qua các dạng như mã vạch gắn trên sản phẩm hoặc những con chip nhỏ mà khi thanh toán nhân viên sẽ tháo ra. Nếu RFID phát chưa được tháo hoặc gỡ mà bạn đã cầm sản phẩm ra ngoài cửa thì RFID đọc gắn cố định sẽ phát ra tiếng kêu để người bán hàng hoặc quản lý có thể nhận dạng.

Công tác quản lý hàng hóa trong quá trình quá trình hậu cần và tồn kho cũng đang được triển khau với công nghệ RFID

Gắn thẻ hàng hóa và pallet, bạn có thể biết ngay bạn có hàng hóa gì, số lượng bao nhiêu và chúng chiếm bao nhiêu không gian trong kho hoặc cửa hàng sau của bạn ngay khi chúng được nhập.

Bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu các công ty thực phẩm khổng lồ không kiểm soát liên tục và tức thời các sản phẩm họ có trong kho không? Khi bạn mua sắm tại siêu thị, bạn không biết sản phẩm đã đi được bao nhiêu, nhưng nhờ công nghệ RFID, có một dấu vết chuyển động của nó.

Mục tiêu chính để sử dụng RFID là tăng hiệu quả của kho bằng cách giảm chi phí công việc và hậu cần. Tương tự như vậy, để có ngay một kho hàng hóa chính xác với tất cả các loại chi tiết, như kích thước, chất lượng, quốc gia, v.v. Số lượng hàng tồn kho vật lý đắt tiền và không chính xác là không cần thiết nữa. Bằng cách này bạn tiết kiệm tiền và thời gian.

Quản lý tài sản: quản lý vị trí, nhận dạng và dấu vết vận chuyển

Ngày nay, rất nhiều đơn vị đang sử dụng công nghệ RFID để tự động hóa việc theo dõi tài sản. Các hệ thống dựa trên các giải pháp RFID tránh được nhiều vấn đề do theo dõi thủ công. Với RFID, họ tăng tính bảo mật và độ chính xác của thông tin mà công ty có về hàng hóa một cách liên tục và tức thời.

Vì vậy, khi bạn ở nhà máy hay trong khách sạn, các tài sản, công cụ, máy móc và các vật dụng khác và vật tư tiêu hao có thể được kiểm soát bằng thẻ RFID.

Quản lý giao thông vận tải công cộng và phí cầu đường

Ở những nước phát triển công nghệ RFID được sử dụng để thu phí giao thông đường bộ một cách tự động. Với tần số là 900 Mhz và 2.45 Ghz, thẻ RFID được gắn trực tiếp trên xe, đầu đọc thẻ sẽ được gắn ở trạm. Theo đó khi có xe chạy qua đầu đọc có thể nhận dạng và ngay lập tức tự động trừ phí. Phương pháp này giải quyết được tình trạng tắc nghẽn, giúp tránh thất thoát cho công việc thu phí và giảm thiểu tối đa nguồn nhân sự cần sử dụng.

Việc quản lí kho bãi và phân phối trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ công nghệ RFID. RFID có thể được gắn trên các đầu máy, toa xe lửa hay RFID được sử dụng để bảo dưỡng máy bay, xác định hành lí, hàng hóa tại sân bay. Các công ty bưu chính viễn thông có thể sử dụng để giám sát các bưu phẩm được vận chuyển quốc tế giữa các trung tâm bưu chính quốc tế với nhau. Họ có thể giám sát thời gian vận chuyển các bưu phẩm có gắn thẻ RFID, điều đó giúp các vấn đề quản lý và giải quyết các vấn đề một cách nhanh gọn, tiết kiệm.

Một ứng dụng quan trọng khác của thẻ RFID trong giao thông là sử dụng nhận dạng trong quản lý xe tại các bãi giữ xe. Ở Việt Nam RFID hiện đang được sử dụng nhiều tại các bãi gửi xe thông minh để kiểm soát các phương tiện. Kết hợp với bộ dò vòng từ giúp cho bãi giữ xe thông minh hoạt động một cách hiệu quả.

Kiểm soát người truy cập ra vào các khu vưc

Hệ thống kiểm soát ra vào tại các tòa nhà. Ở những khu vực cần có sự bảo mật cao thì người quản lý cũng sẽ sử dụng công nghệ RFID vào việc nhận dạng người ra vào. Thiết bị ứng dụng công nghệ này sẽ nhận dạng mã số và kiểm tra xem người đó có quyền ra, vào hay không.

Các hệ thống kiểm soát truy cập RFID hoạt động để xác định ai, ở đâu và khi nào đi vào tòa nhà hoặc phòng. Thật hữu ích khi có thông tin về các cá nhân trong một tổ chức hoặc sự kiện như trận đấu thể thao hoặc lễ hội âm nhạc, cũng như cho phép hoặc từ chối sự xâm nhập của các cá nhân ở những nơi cụ thể.

Chức năng tương tự có thể được thực hiện trong một công ty để kiểm soát lịch trình của nhân viên, đến những nơi họ truy cập trong công ty và kiểm soát những người đang đến thăm văn phòng công ty.

Hộ chiếu kỹ thuật số.

Hộ chiếu có chip nhúng được gọi là hộ chiếu sinh trắc học, ePassport hoặc hộ chiếu kỹ thuật số. Con chip này có thông tin sinh trắc học được sử dụng để xác thực danh tính của người giữ hộ chiếu. Thông tin được lưu trữ trong chip RFID của ePassports tùy thuộc vào chính sách của quốc gia. Dữ liệu thường được lưu trữ là tên, ngày và nơi sinh, giới tính, quốc tịch và phiên bản kỹ thuật số của bức ảnh. Dữ liệu về hộ chiếu cũng nằm trong chip, chẳng hạn như số, ngày phát hành và địa điểm và ngày hết hạn. Sinh trắc học tiêu chuẩn được sử dụng cho hệ thống nhận dạng là nhận dạng khuôn mặt, nhận dạng vân tay hoặc nhận diện mống mắt.